Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

BỆNH VẨY NẾN CÓ LÂY QUA ĐƯỜNG MÁU KHÔNG?

Bệnh Vẩy Nến là bệnh da liễu đang chung sống với hơn 125 triệu người trên thế giới, trong đó có 2 triệu người Việt. Những ai mắc Vẩy Nến mới thấu hiểu trọn bộ cảm giác mà căn bệnh này mang lại, tự tin về làn da kém thẩm mỹ, ngứa ngáy và đau nhức vì những đốm Vẩy Nến, lo lắng sự biến chứng của bệnh.

Rốt cuộc bệnh Vẩy Nến là gì mà khiến nhiều người khiếp sợ, mức độ ảnh hưởng lên đến 125 triệu dân số thế giới? Nó có nguy hiểm không, có lây lan không, có thể điều trị không, bệnh vẩy nến có thể phòng ngừa không?

Bài viết sau đây của TOIKHOEMANH.COM sẽ cung cấp cho độc giả một số thông tin liên quan đến bệnh Vẩy Nến?

Bệnh Vẩy Nến là gì?

Định nghĩa và dấu hiệu của bệnh Vẩy Nến

Vẩy Nến là một bệnh da liễu mãn tính, thường tái đi, tái lại, hiện vẫn chưa thuốc đặc trị. Bệnh xuất phát từ hiện tượng tốc độ tái tạo của các tế bào da quá nhanh, dẫn đến sự tích tụ đóng vẩy. Dù không quá nguy hiểm, nhưng bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc vì da dẻ hay sần sùi, ngứa ngáy,…

Người mắc Vẩy Nến thường xuất hiện các triệu chứng:

  • Bề mặt da xuất hiện các vảy có màu bạc trắng nhô lên,  rìa màu hồng hoặc màu đỏ
  • Diện tích da bị Vẩy Nến xuất hiện tình trạng nứt nẻ, ngứa ngáy, lở loét, có thể gây đau nhức và rướm máu.
  • Người bị Vẩy Nến trở nặng thường có thêm triệu chứng cứng khớp, viêm khớp.
  • Các vết Vẩy Nến thường xuất hiện tại các vùng da đầu, da cùi chỏ, da đầu gối, da mặt, da bàn chân, da ngực, da phần lưng gần hông, da móng tay và chân, các tại nếp gấp vùng bụng. 

Có bao nhiêu loại Vẩy Nến? Dấu hiệu nhận biết của từng loại?

Hiện Vẩy Nến được chuyên gia phân loại thành 7 loại, đó là:

  • Loại Plaque Psoriasis (Vẩy Nến Thể Mảng): da xuất hiện các mảng tấy đỏ, khô sần, gây đau và ngứa. Các mảng Vẩy Nến thường xuất hiện ở các vùng da cùi chỏ, đầu gối, da đầu, vùng lưng dưới.
  • Loại Nail Psoriasis (Vẩy Nến Móng): Dạng Vẩy Nến này khiến móng tay và chân của người mắc bị xuất hiện các đường rãnh trên bề mặt, một số trường hợp còn bị thay đổi màu và biến dạng móng, tách móng ra khỏi ngón. Móng sẽ dễ gãy và giòn hơn nếu Vẩy Nến móng chuyển biến nặng
  • Loại Guttate Psoriasis (Vẩy Nến Giọt): Vẩy Nến Giọt xuất hiện do cơ thể bị nhiễm khuẩn. Các tổn thương Vẩy Nến thường xuất hiện ở tay, chân, thân mình với hình dạng giọt nhỏ kèm theo vảy.
  • Loại Inverse Psoriasis (Vẩy Nến Đảo Ngược): Vẩy Nến Đảo Ngược thường xuất hiện ở các nếp gấp trên cơ thể (ở ngực, háng, mông). Bình thường thì các vùng da bị tổn thương Vẩy Nến đỏ ửng, nứt da, vảy ẩm
  • Loại Pustular Psoriasis (Vẩy Nến Thể Mủ): Không chỉ gây ảnh hưởng cho làn da, Vẩy Nến thể mủ còn khiến người mắc mệt mỏi, suy kiệt. Nó bao gồm 2 dạng nhỏ là Vẩy Nến thể mủ toàn thân (mụn mủ nhỏ, da căng phù có màu đỏ rực, thường đi kèm với sốt) và Vẩy Nến lòng bàn tay, bàn chân (không nghiệm trọng như dạng toàn thân, nó khiến người mắc nổi các mụn mủ nhỏ, nằm dưới da, màu trắng vàng)
  • Loại Generalized Erythrodermic Psoriasis (Vẩy Nến Dạng Đỏ Toàn Thân): Loại Vẩy Nến này khiến toàn thân người bị nóng ran, nổi ban đỏ, ngứa da và bong tróc.
  • Loại Psoriasis Arthritis (Viêm Khớp Vẩy Nến): Viêm Khớp Vẩy Nến gây ra các cơn đau nhức, cứng khớp, tất cả các khớp đều có thể bị tổn thương.

Nguyên nhân sinh ra bệnh Vẩy Nến là gì?

Tính đến hiện nay, nguyên nhân gây bệnh Vẩy Nến vẫn chưa được xác định chính xác, sau đây là một số nguyên nhân phỏng đoán dựa trên việc quan sát và nghiên cứu nhiều năm của các chuyên gia nghiên cứu

Do hệ miễn dịch bị rối loạn

Vẩy Nến xảy ra khi các tế bào T (tế bào bạch cầu) không tấn công vào các vi khuẩn có hại để chống lại nguy cơ nhiễm trùng, mà lại tấn công vào các tế bào da. Khi bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch, các tế bào da ngày càng được sản sinh nhiều hơn mức bình thường, các tế bào da vì vậy mà xếp chồng lên nhau, gây ra bệnh Vẩy Nến.

Do di truyền

Nguy cơ mắc Vẩy Nến sẽ vào khoảng 10% khi bạn có bố hoặc mẹ mắc bệnh, và là 40% khi cả bố mẹ mắc bệnh. Theo thống kê, trong số 100% người mắc Vẩy Nến, trong đó có 29.8% mắc Vẩy Nến do di truyền. 

Các nhà khoa học đã nhận định bệnh Vẩy Nến có thể hình thành nhờ vào sự liên quan giữa hệ miễn dịch và gen. Hiện họ đã tìm ra 25 gen có thể kích hoạt bệnh Vẩy Nến, một số gen trong đó cần có điều kiện môi trường phù hợp kích hoạt. Nên những ai có người nhà mắc Vẩy Nến cũng không nên quá áp lực nghĩ rằng  mình chắc chắn sẽ mắc bệnh. 

Nguyên nhân khiến Vẩy Nến bùng phát và trở nặng là gì? Các yếu tố sau đây sẽ kích hoạt khởi phát Vẩy Nến ở những đối tượng bị Vẩy Nến di truyền nhưng chưa khởi phát hoặc khiến người đã bị Vẩy Nến trở nặng:

Do tâm lý căng thẳng, áp lực

Nhiều người thường ví căng thẳng và Vẩy Nến là đôi bạn cùng tiến, Vẩy Nến có thể bị kích hoạt bùng phát khi người mắc đối diện với sự căng thẳng quá mức. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thư giãn có thể khiến tình trạng Vẩy Nến được cải thiện, ngoài ra nó còn khiến người tiềm tàng nguy cơ Vẩy Nến có thể ngăn ngừa được nguy cơ bùng phát bệnh.

Do nội tiết tố

Vẩy Nến do sự thay đổi của nội tiết tố rất thường gặp ở phụ nữ, Vẩy Nến thường khởi phát vào một thời kì mà nội tiết tố của phái nữ biến chuyển như lúc mang thai, mãn kinh, sau sinh hoặc mới dậy thì.

Do hút thuốc lá

Hút thuốc là có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hệ miễn dịch. Hoạt chất Nicotin có trong thuốc lá có thể làm thay đổi chức năng của các tế bào T và tế bào nhanh (đây là các tế bào miễn dịch), dẫn đến sự sản sinh quá mức của các tế bào sừng, đồng thời thúc đẩy quá trình phân chia của các tế bào sừng này, gây nên hiện tượng các lớp da chất chồng lên nhau (một biểu hiện của Vẩy Nến)

Do thức uống có cồn (rượu bia)

Rượu bia có thể làm hệ miễn dịch bị suy yếu, điều này có thể sẽ kích hoạt khởi phát Vẩy Nến. Đối với người đang trong quá trình kiểm soát Vẩy Nến, rượu bia sẽ làm cho bệnh chuyển nặng hơn, việc uống nhiều thức uống có cồn, có thể khiến da bị khô, mất nước, da bắt đầu hình thành nhiều mảng bám, khiến Vẩy Nến phức tạp hơn. Theo nghiên cứu, có tới 32% người mắc Vẩy Nến là người nghiện rượu. 

Thừa cân, béo phì

Một nghiên cứu khoa học vào năm 2013 đã chỉ ra mối quan hệ đồng biến của cân nặng và mức độ nghiêm trọng của bệnh Vẩy Nến. Lượng mỡ trong cơ thể tăng cao sẽ khiến Cytokine – một hoạt chất gây viêm tiết ra nhiều hơn, từ đó gây khởi phát Vẩy Nến hoặc khiến Vẩy Nến trở nặng.

Do sử dụng một số loại thuốc

  • Thuốc Proppranlol (một loại thuốc ức chế Beta) thường được sử dụng cho người bị cao huyết áp, có khoảng ⅓ số người bị Vẩy Nến sau khi sử dụng Propppralol (hoặc một số các loại thuốc ức chế Beta khác) bị Vẩy Nến nghiêm trọng hơn.
  • Thuốc chống sốt rét, thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp và Lupus ban đỏ cũng là nguyên nhân khiến Vẩy Nến trở nặng (Plaquenil, Aralen Phosphate, Atabrine,…)
  • Thuốc đặc trị các vấn đề về tim Quinidin 
  • Thuốc Indomethacin – thuốc chống viêm, thường dùng trong quá trình điều trị viêm khớp.
  • Thuốc Interferon – thuốc dùng để điều trị viêm gan B

Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn

Viêm phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp, đau tai, viêm họng, nhiễm trùng Strep đều có thể khiến Vẩy Nến trở nặng, cũng như tạo điều kiện kích hoạt Vẩy Nến bùng phát.

Do thời tiết

Thông thường bệnh Vẩy Nến sẽ tái phát nếu thời tiết trở lạnh khô, và thuyên giảm dần khi trời có nắng, có hơi ẩm. Trong đó có một bộ phận rất nhỏ những người bị Vẩy Nến kích ứng với ánh nắng, tiếp xúc với nắng khiến bệnh của họ phức tạp hơn

Vẩy Nến còn xuất hiện trong giai đoạn đầu của người nhiễm HIV hoặc ở những người đang gặp các vết trầy xước trên bề mặt da.

Vẩy Nến có lây nhiễm không?

Vẩy Nến không có khả năng lây nhiễm giữa người với người. Vẩy Nến xuất phát từ bản thân cơ thể người bệnh, nguyên nhân gây bệnh hiện nay chỉ do di truyền và do rối loạn hệ miễn dịch, chứ không phải do vi khuẩn và virus gây ra như vô số các bệnh truyền nhiễm khác.

Nhiễm khuẩn và nhiễm trùng chỉ là nguyên nhân khiến bệnh Vẩy Nến có sẵn trong cơ thể tái phát và trở nặng hơn, chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, nên Vẩy Nến không thể lây nhiễm, không cần phải cách ly đối với người bệnh trong các sinh hoạt hằng ngày.

Bệnh Vẩy Nến có nguy hiểm không?

Dù là bệnh da liễu lành tính, nhưng Vẩy Nến có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của người bệnh, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh sẽ gây ra các nguy cơ sức khỏe nguy hiểm.

Tăng nguy cơ trầm cảm

Các tế bào miễn dịch ở người bị Vẩy Nến sẽ giải phóng Cytokine – có thể gây căng thẳng, lo âu, cáu gắt. Với định kiến Vẩy Nến là bệnh truyền nhiễm, nên người Vẩy Nến thường chịu đựng cái nhìn kỳ thị từ xã hội. Có khoảng 36% người mắc Vẩy Nến cảm thấy tự ti vì các tổn thương da do căn bệnh này mang lại.

Ung thư phổi và ung thư da

Đây là biến chứng Vẩy Nến ít có khả năng xảy ra nhất, nguy cơ Vẩy Nến chuyển biến thành ung thư phổi là 15%, ung thư da nonmelanoma là 12% và u Lymphoma là 34% (báo cáo được xuất bản trên tạp chí JAMA Dermatology năm 2016)

Tiểu đường tuýp 2

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã nhận định giữa Vẩy Nến và tiểu đường có mối tương quan. Họ đã nhận định người bị Vẩy Nến có dấu hiệu kháng Insulin – dấu hiệu của tiểu đường tuýp 2 (Insulin là hormone cần thiết cho quá trình chuyển hóa đường trong máu đến các tế bào, góp phần ổn định đường huyết). 

Tổn thương mắt

Điều này thường xảy ra với người bệnh Vẩy Nến da đầu, nếu các tổn thương Vẩy Nến xuất hiện ở các vị trí gần mắt (mí mắt, bờ mi) sẽ khiến vùng da đó bị ngứa, rát, mắt dễ bị khô, xuất hiện các dấu hiệu viêm ở bờ mi, kết mạc, màng bồ đào,…

Ảnh hưởng sức khỏe tim mạch

Bệnh Vẩy Nến ngày càng nghiêm trọng kéo theo hiện tượng viêm mạch máu, từ đó gây ra các vấn đề mạch vành gây ảnh hưởng đến lượng máu đến tim. 

Các phương pháp điều trị bệnh Vẩy Nến

Vẩy Nến là bệnh da liễu mãn tính, hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị chính thức, các phương pháp hỗ trợ bệnh Vẩy Nến hiện nay đóng vai trò giúp người bệnh Vẩy Nến sống hòa hợp với bệnh và kiểm soát tốt bệnh hơn. 

Khi phát hiện mình có các dấu hiệu của Vẩy Nến, người bệnh nên đi thăm khám để được hỗ trợ kiểm soát tốt hơn, phần lớn các bệnh nhân Vẩy Nến ở dạng nhẹ đều được cho thuốc để kiểm soát bệnh tại nhà, nên bạn không cần phải lo ngại mất thời gian. 

Khi bạn gặp các dấu hiệu sau đây, bạn càng phải nên tìm bác sĩ để tránh tình trạng bệnh chuyển biến phức tạp:

  • Các đốt Vẩy Nến bị đau nhức khi sờ vào
  • Vẩy Nến chiếm một diện tích lớn trên da
  • Xuất hiện các biến chứng của Vẩy Nến như viêm, sưng, đau các khớp.

Các phương pháp kiểm soát Vẩy Nến còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, lứa tuổi và hiện trạng bệnh của từng người, có thể là dạng thuốc bôi, thuốc đường toàn thân, quang trị liệu,…

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo các phương pháp kiểm soát Vẩy Nến có nguồn gốc dân gian, nhưng lưu ý, bạn chỉ nên sử dụng các phương pháp này khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ và được giám sát sử dụng. Nếu áp dụng các biện pháp dân gian không đúng cách sẽ khiến Vẩy Nến nghiêm trọng hơn. Sau đây là một số cách kiểm soát Vẩy Nến dân gian:

Lá Trầu Không – loại thảo dược chứa thành phần kháng sinh 

  • Cách 1: Nấu hỗn hợp muối hột, béo hoa dâu, lá trầu không, rau răm với 2 lít nước sạch. Phần nước để nguội lấy tắm vùng da bị Vẩy Nến, phần xác lấy giã nát thoa thật nhẹ nhàng lên mảng da bị Vẩy Nến.
  • Cách 2: Dùng cho người bị Vẩy Nến da đầu, nấu sôi hỗn hợp muối hột – rau răm – lá trầu không – 2 lít nước trong (lưu ý nấu nước rau răm với lá trầu không 10 phút, sau đó mới bỏ muối vào). Nấu xong chờ nước ấm, lấy gội đầu. Chỉ nên dùng 2-3 lần/ tuần.
  • Cách 3: Làm sạch lá trầu không với muối, sau đó giã nát, lấy nước tiết ra để thoa nhẹ lên vùng da bị Vẩy Nến. Lưu ý chỉ nên làm 3 lần/ tuần

Củ nghệ – Dược liệu chứa Curcumin có thể hỗ trợ kháng viêm, chống oxy hóa.

  • Củ nghệ gọt vỏ và rửa sạch, sau đó giả nát, sau đó nấu sôi với 2 muỗng nước sạch (thời gian khoảng 10 phút), Chờ hỗn hợp nguội, dùng khăn hoặc rây để lọc hết nước bỏ cái. 
  • Dùng nước nghệ đó thoa lên vùng da bị Vẩy Nến 3 lần/ ngày.

Cây lược vàng – chứa nhiều hoạt chất hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm

  • Rửa sạch, để ráo 3-5 lá lược vàng tươi
  • Giã các lá lược vàng với ¼ muỗng muối ăn (có thể cắt nhỏ lá để giã dễ hơn)
  • Lấy hỗn hợp cây lược vàng đắp lên vùng da bị Vẩy Nến, chờ 20 phút và rửa sạch, lau ráo

Dầu dừa – dưỡng ẩm da, kháng khuẩn, chống nấm

Dầu dừa nguyên chất được sử dụng sau khi tắm. Thoa dầu dừa lên cơ thể, đặc biệt là các vùng da bị Vẩy Nến, để chờ 10 phút, sau đó đi tắm và lau ráo người.

Nha đam – Dược liệu chứa Axit Gamma Linolenic hỗ trợ làm lành vết thương

  • Lấy phần thịt nha đam đã gọt và rửa sạch, đem đi xay, lọc sạch cái
  • Lấy dung dịch nha đam đã lọc bôi lên mảng da đang bị Vẩy Nến
  • Để chờ 10 phút cho khô, rồi mặc đồ vào.
  • Nên thực hiện 2-3 lần/ tuần

Phòng bệnh Vẩy Nến thế nào?

Để kiểm soát tốt bệnh Vẩy Nến, hạn chế các triệu chứng Vẩy Nến tái phát và sự khởi phát của Vẩy Nến, bạn cần lưu ý các điều sau đây:

  • Luôn để tinh thần được thư giãn
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là rượu bia và thuốc lá
  • Luôn vệ sinh cơ thể, đặc biệt là làn da. Đối với người từng bùng phát Vẩy Nến và đang được kiểm soát tốt, cần lưu ý không tắm với nước nóng, xà phòng có độ tẩy rửa mạnh, sau khi tắm nhớ lau ráo người và sử dụng thêm kem dưỡng ẩm cho da.
  • Bảo vệ cơ thể khi trời lạnh, lưu ý giữ ấm cơ thể, người đang bị Vẩy Nến nên chú ý khi tiếp xúc với không khí lạnh quá lâu, sẽ dễ khiến bệnh trở nặng.
  • Bổ sung các loại trái cây, rau xanh, Omega-3, uống đủ nước, hạn chế các đồ cay nóng, kiêng ăn đồ ngọt, đồ ăn dầu mỡ, thịt đỏ, các chế phẩm từ sữa,…
  • Người bị Vẩy Nến, không tắm nắng quá lâu, sẽ khiến da bị tổn thương. Một tuần chỉ nên tắm nắng 3 lần, trong khung giờ 7-9h sáng.
  • Tập thể dục để cảm tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, nhưng không nên tập quá lâu, tập các động tác quá nặng, để tránh ra mồ hôi quá nhiều, gây ảnh hưởng đến da, khiến Vẩy Nến khởi phát và trở nặng.
  • Không mặc quần áo bó sát, thay vào đó là nên chọn các trang phục thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, điều này sẽ giúp cho làn da được khô thoáng.
  • Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất

Vừa rồi TOIKHOEMANH.COM vừa cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến bệnh Vẩy Nến, mong là các thông tin này sẽ hỗ trợ bạn trong hành trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình trước căn bệnh da liễu mãn tính này.

Nguồn: https://toikhoemanh.com/benh-vay-nen-benh-da-lieu-phien-toai-nhat-moi-thoi-dai/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét